​Kiên Giang: Hiệu quả từ dự án trồng rừng chắn sóng

Nhờ dự án tạo hàng rào chắn sóng mà hàng chục km bờ biển Kiên Giang tránh được xói lở, ngăn xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền, giúp người dân ổn định cuộc sống.

trồng rừng chắn sóng

Dự án này do Chính phủ Đức, Australia và Việt Nam cùng chung tay hợp tác thực hiện.

Theo Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), đồng bằng sông Cửu Long hiện đang phải đối mặt với các mối đe dọa do hậu quả của việc biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nước biển dâng cao khiến 38% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100.

Đáng lưu ý, hiện một số khu vực ven bờ đang bị xâm thực mạnh (khoảng 30m mỗi năm), rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bảo vệ đất liền khỏi bão, lũ, xâm nhập mặn... bị suy giảm nghiêm trọng.

Cũng theo khảo sát của GIZ, việc nhiều vùng đất ven biển bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền đã khiến việc canh tác, nuôi trồng thủy sản của người dân vùng ven biển gặp nhiều khó khăn, thậm chí không biết nuôi con gì, trồng cây gì để nuôi sống bản thân và gia đình.

Chính vì vậy, GIZ đã phối hợp với Chính phủ Australia và Việt Nam thực hiện Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP), nhằm giúp vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu và các thay đổi khắc nghiệt của môi trường.

Theo đó, ICMP đưa ra các kinh nghiệm quản lý, giải pháp kỹ thuật, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tác động xấu tới môi trường cho người dân, giúp họ có cách ứng xử phù hợp hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ bờ biển ngăn xâm nhập mặn.

Trong đó, từ năm 2009, GIZ đã phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang lập các dự án tạo hàng rào chắn sóng, phục hồi rừng ngập mặn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử như ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, dự án do GIZ tài trợ đã tạo được 1,4km rào chắn sóng bằng gỗ tràm, trở thành lá chắn hữu hiệu chống sự xâm thực cũng như xâm nhập mặn vào đất liền. Nhờ có hàng rào cừ tràm mà rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy và một số nơi đã được phục hồi đáng kể, giúp bảo vệ đê bao an toàn, đẩy lùi xâm nhập mặn. Riêng ở ấp Vàm Rầy đã đẩy lùi xâm thực ra hơn 60m so với năm 2011.

Từ mô hình dự án tạo hàng rào chắn sóng, giữ bùn, phục hồi rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy, các ban ngành của tỉnh Kiên Giang đang tiếp tục nhân mô hình này tại nhiều địa phương khác trong tỉnh. Kế hoạch tới năm 2020 của tỉnh là sẽ triển khai hàng rào chắn sóng dọc bờ biển Kiên Giang, phát triển thêm 610 ha bảo vệ đất liền, trong đó có 100 ha gây bồi tạo bãi và 510ha rừng ngập mặn.

Như vậy, với sự chung tay hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức, Australia... hàng loạt dự án lập hàng rào chắn sóng, phát triển rừng ngập mặn nằm trong Chương trình ICMP đã đang và sẽ được triển khai hiệu quả, mang lại sinh kế cho người dân vùng ven biển, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Tuổi Trẻ, 22/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 17:36 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 17:36 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 17:36 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 17:36 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 17:36 30/04/2024